GIỚI THIỆU NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

  • Tên ngành: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
  • Mã ngành: 5520225
  • Trình độ đào tạo: Trung cấp
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS trở lên
  • Thời gian đào tạo:
    • Theo niên chế: 02 năm
    • Theo tín chỉ: 01 đến 02 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo trình độ trung cấp yêu cầu người học. Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực thực hiện được một số công việc có tính phức tạp về điện tử công nghiệp, có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm.


1.2. Mục tiêu cụ thể:

  • Về kiến thức:

    • Có kiến thức thực tế và lý thuyết tương đối rộng trong phạm vi của ngành Điện tử công nghiệp.
    • Có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hoá, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn.
    • Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

  • Về kỹ năng:

    • Nhận thức được ý tưởng thiết kế mạch điện tử thông qua các bản vẽ thiết kế.
    • Sử dụng thành thạo các thiết bị đo như: đồng hồ VOM, DMM, máy hiện sóng...
    • Đọc được các sơ đồ nguyên lý mạch điện tử.
    • Chẩn đoán, sửa chữa, bảo trì được các thiết bị điện tử trong công nghiệp.
    • Áp dụng được các linh kiện điện tử, mạch điện tử cơ bản, cảm biến được dùng trong công nghiệp.
    • Lắp đặt, kết nối được các thiết bị điện tử, cảm biến trong công nghiệp.
    • Vận hành được các tủ điện điều khiển dùng PLC, Vi điều khiển.
    • Có khả năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

  • Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

    • Có khả năng làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm.
    • Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn.
    • Đánh giá được các hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành kỹ thuật viên trung cấp về Điện tử công nghiệp, có khả năng làm việc ở các vị trí:

  • Kỹ thuật viên trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp
  • Nhân viên kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh thiết bị điện tử công nghiệp
  • Chuyên viên tư vấn của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử
  • Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

  • Số lượng môn học: 19 môn
  • Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 57 tín chỉ
  • Khối lượng các môn học chung: 255 giờ
  • Khối lượng các môn học chuyên môn: 1.185 giờ
  • Khối lượng lý thuyết: 435 giờ
  • Khối lượng thực hành, thực tập, thí nghiệm: 972 giờ

3. Nội dung chương trình:

Mã MHTên môn học
ICác môn học chung
MH01Giáo dục chính trị
MH02Pháp luật
MH03Giáo dục thể chất
MH04Giáo dục Quốc phòng - AN
MH05Tin học
MH06Tiếng Anh
IICác môn chuyên môn
II.1Môn cơ sở
MH07Kỹ thuật điện tử
MH08Kỹ thuật hàn và thi công mạch in
MH09Thiết kế mạch điện tử
II.2Môn chuyên môn
MH10Điện tử tương tự
MH11Kỹ thuật mạch điện tử
MH12Kỹ thuật số
MH13Kỹ thuật khí nén
MH14Kỹ thuật lập trình PLC
MH15Kỹ thuật vi điều khiển
MH16Điện tử công suất
MH17Thực tập sản xuất
II.3Môn tự chọn
MH18Kỹ thuật cảm biến
MH19Mạng truyền thông công nghiệp

4. Phòng thực hành

5. Video giới thiệu

Tham khảo chương trình tín chỉ với thời gian đào tạo là 1 năm, đối tượng tốt nghiệp THPT https://cntt.nhct.edu.vn/noi-dung/gioi-thieu-nganh-dien-tu-cong-nghiep---tin-chi-1-nam--3266.html

tdh-cntt : 21-01-2024 1122